Tầng 2 : Bà Rịa-Vũng Tàu kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

(27/07/2020)

Mùa xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN đã giành được thắng lợi. Bà Rịa – Vũng Tàu với vị trí khá đặc biệt, đã đóng góp một phần quan trọng trong thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc, ghi dấu mốc với những trận quyết chiến đã đi vào lịch sử.

Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)” trưng bày 10 nội dung  với 190 hình ảnh, 227 tài liệu hiện vật và các tổ hợp trưng bày.

      • Hiệp định Giơ – ne – Vơ, 20/7/1954
      • Ngôi trường cách mạng Văn Lương
      • Bến Lộc An và đoàn tàu không số
      • Địa đạo Long Phước
      • Địa đạo Hắc Dịch
      • Địa đạo Kim Long
      • Chiến thắng Bình Gĩa
      • Các trận đánh tiêu biểu
      • Gỉai phóng Bà Rịa – Vũng Tàu 30/4/1975
      • Những tấm gương tiêu biểu

           * Một số không gian trưng bày:

         Địa đạo Long Phước.

Tổ hợp địa đạo là phần phục dựng lại theo tỷ lệ 1:1, thể hiện là mặt cắt của địa đạo Long Phước. Phía trên cùng thể hiện là mặt đất của địa đạo, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân. Bước vào bên trong, khách tham quan sẽ được trải nghiệm như đang đi dưới lòng địa đạo thật.

Địa đạo Long Phước (xã Long Phước – TP. Bà Rịa) hình thành từ năm 1949 với 300m ở ấp Đông, đến năm 1963 quân và dân Long Phước đã đào 3.600m địa đạo. Địa đạo chia làm 5 cụm trong 5 ấp, nối liền nhau bở đường xương sống. Địa đạo cao 1,6m – 1,8m; rộng 0,7m – 0,8m, cách mặt đất từ 5 đến 6m, có nhiều cửa ngăn và lỗ thông hơi. Trên mặt đất là nhà lá, lúp xúp trong các lùm cây, thường làm dưới cây xoài, cây mít, chuối. Trong lòng địa đạo có các kho chứa vũ khí, lương thực, bể chứa nước và trạm y tế, phục vụ chiến đấu dài ngày. Đặc biệt, trong địa đạo còn có các ngách để thoát khi có nguy hiểm, đây là điểm độc đáo của địa đạo Long Phước, trên thế giới chưa có địa đạo nào làm được.

  Hiện vật trưng bày : bàn chông, dây mìn, cuốc đào đất, hộp đựng đạn, cọc sắt chống hầm địa đạo, mìn E 3, thủ pháo, cà mèn, la bàn, máy đánh chữ…

 

Bến Lộc An – điểm hẹn của những con tàu không số.

 

Ngoài đường Hồ Chí Minh trên bộ (đường Trường Sơn), tháng 7/1959, Trung ương quyết định mở đường Hồ Chí Minh trên biển để vận chuyển vũ khí, thiết bị quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Bến Lộc An là nơi tiếp nhận vũ khí chi viện từ miền Bắc vào.

Từ cuối năm 1963 đến giữa năm 1965, các chuyến chi viện vũ khí cho Đông Nam bộ tiếp tục cập bến Lộc An, cửa sông Ray và những chuyến hàng được chuyển tiếp từ Thạnh Phú (Bến Tre) qua cửa Cần Giờ, sông Đồng Tranh về căn cứ Hắc Dịch.

Đặc biệt, đêm 22/12/1964, một chuyến tàu chở 44 tấn vũ khí đã cập bến Lộc An, kịp thời bổ sung vũ khí cho các đơn vị ở miền Đông Nam Bộ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Bình Giã và phong trào kháng chiến miền Đông Nam Bộ phát triển, phát huy chiến thắng Bình Giã với những trận đánh thắng ở Ba Gia, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bàu Bàng.

Hiện vật trưng bày : Chiếc mỏ neo (phục chế của một trong số các tàu cập vào bến Lộc An)

 

Chiến thắng Bình Giã.

Nhằm đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, Bộ Chỉ Huy Miền phối hợp với bộ đội địa phương đã tổ chức chiến dịch Bình Gĩa (xã Bình Gĩa – H. Châu Đức).

Chiến dịch Bình Gĩa  bắt đầu từ ngày 2/12/1964 và kết thúc vào ngày 3/1/1965. Rạng sáng ngày 2/12/1964, Trung Đoàn 761 bao vây và tập kích hỏa lực vào chi khu Đức Thạnh; Trung đoàn 762 đánh vào chi khu Đất Đỏ; Trung đoàn pháo binh Biên Hòa tập kích vào chi khu Xuyên Mộc và Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp; Tiểu đoàn 800 đánh giao thông chặn địch ở quốc lộ 15, khu vực Long Thành; Đại đội 445 tấn công vào ấp chiến lược Bình Gĩa. Trận đánh diễn ra ác liệt tại ấp chiến lược Bình Giã và Bình Ba. Địch tăng cường lực lượng từ Quân đoàn III gồm 3 tiểu đoàn biệt động quân số 30, 33, 38; một chi đoàn 3 trung đoàn 1 thiết giáp; Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến. Vào đêm 22/12/1964, chuyến tàu không số chở 75 tấn vũ khí cập bến Lộc An, trong đó có súng B40 để bắn xe tăng, chi viện kịp thời cho chiến trường Bình Gĩa.

Hiện vật trưng bày :

+ Xe thồ chở lương thực phục vụ chiến dịch Bình Gĩa; mảnh bom, mảnh xác máy bay của địch…

+ Hộp hình tái hiện trận đánh ở Sở Cao Su làm thất bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” dẫn đến sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

 

Giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu  4/1975.

Sau khi chiến dịch giải phóng Xuân Lộc kết thúc thắng lợi ngày 21/4/1975, quân giải phóng làm chủ được tỉnh lỵ Long Khánh, mở cửa ngõ phía bắc cho các quân đoàn chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn.Từ ngày 18/4/1975, sư đoàn Sao vàng (sư 3), quân khu V được điều động vào tham gia giải phóng tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), Vũng Tàu.

Ngày 23/4/1975, đơn vị đầu tiên của Sư đoàn Sao Vàng đã tập kết tại rừng cao su Cẩm Mỹ, phối hợp cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công giải phóng Bà Rịa-Vũng Tàu.

17 giờ ngày 26/4/1975, 19 khẩu trọng pháo sư đoàn Sao Vàng đồng loạt nổ súng vào chi khu Đức Thạnh, tiểu khu Phước Tuy và trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, mở màn cuộc tấn công giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngày 27/4/1975, bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương đã giải phóng các huyện Châu Đức, thị xã Bà Rịa, Xuyên Mộc, Long Đất. Đến 13h30 ngày 30/4/1975, thành phố Vũng Tàu được giải phóng.

Tại Côn Đảo vào rạng sáng ngày 1/5/1975, tù nhân chính trị trại VII đã nổi dậy; Đảng ủy lâm thời được thành lập chỉ đạo các trại chiếm các vị trí xung yếu của đảo, mở cửa giải phóng tù chính trị trong các trại. 9 giờ sáng ngày 1/5/1975, ta đã làm chủ hoàn toàn Côn Đảo.

Bằng sự phối hợp chặt chẽ của quân chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng chính trị của nhân dân, chỉ trong vòng 4 ngày toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được hoàn toàn giải phóng với mức tàn phá ít nhất, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

 

 

 


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu