Tầng 2 : Bà Rịa -Vũng Tàu kháng chiến chống Pháp (1859-1954)
Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu kháng chiến chống pháp 1859-1954” trưng bày 200 hình ảnh,123 tài liệu và hiện vật, với 2 nội dung chính : Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 1859-1930; Đấu tranh chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, 1930-1954.
-
- Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 1859-1930 : Nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu những ngày đầu chống Thực Dân Pháp :
-
- Tổ hợp trận đánh tại pháo đài Phước Thắng (Vũng Tàu)
- Kinh tế – Xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu trước năm 1930
- Các phong trào yêu nước chống Pháp trước năm 1930
- Vai trò vị trí quân sự của Bà Rịa – Vũng Tàu trong lịch sử
- Tổ hợp Nhà tù Côn Đảo
- Tổ hợp đồn điền cao su
-
- Bà Rịa – Vũng Tàu đấu tranh chống Thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN từ 1930 -1954:
-
- Đảng CSVN lãnh đạo cách mạng Bà Rịa – Vũng Tàu :
- Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ra đời tại làng chài Phước Hải (1934)
- Căn cứ kháng chiến Minh Đạm
- Gìanh chính quyền tháng 8/1945 ở Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bà Rịa – Vũng Tàu trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Căn cứ kháng chiến Xuyên – Phước – Cơ
- Tổ hợp Xưởng quân khí miền Đông Nam bộ
- Những trận đánh tiêu biểu
- Những tấm gương tiêu biểu
* Một số không gian trưng bày :
Tổ hợp Trận đánh pháo đài Phước Thắng (Vũng Tàu) năm 1859
Pháo đài được xây dựng năm 1839, trên ghềnh đá Ngọa Ngưu với chu vi 44 trượng 8 thước, cao 6 thước 3 tấc, dưới xây bằng đá núi, trên xây gạch. Nhiệm vụ là trấn ải biên cương, phối hợp với thành lũy bên Cần Giờ và các pháo đài được bố trí dọc sông Lòng Tàu để bảo vệ tuyến đường thủy vào thành Gia Định. Canh giữ pháo đài là một đội lính nhà Nguyễn được trang bị 6 cỗ súng thần công.
Vào sáng ngày 10/2/1859 (Tức mùng 8 tết Kỷ Mùi), hạm đội liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 2.000 quân lính từ vịnh Hàng Dừa (Bãi Trước) đồng loạt nổ súng, yểm trợ đưa lính thủy đánh bộ lên bờ tấn công pháo đài. Ngay lập tức, quân đội triều Nguyễn và nhân dân các làng Tam Thắng đánh trả quyết liệt. Nhưng do chênh lệch về lực lượng và vũ khí nên sau 1 ngày chiến đấu ta không giữ được pháo đài. Tuy nhiên, trận đánh Pháp đầu tiên này đã làm chậm bước tiến quân của đội quân xâm lược vào Nam Kỳ và cổ vũ cho tinh thần chiến đấu của các đồn lũy phía sau.
Hiện vật trưng bày :
+ 02 khẩu súng thần công Phước Thắng Sơn Cơ và Minh Đạm Sơn Cơ (hiện vật phục chế), do Viện Vũ khí chế tạo vào năm Kỷ Hợi (2007);
+ Một số loại đạn súng thần công do Pháp đúc vào thế kỷ XIX, sử dụng trong trận đánh chiếm pháo đài Phước Thắng.
Nhà tù Côn Đảo
– Trưng bày các nhóm tư liệu, hình ảnh: 39 đời chúa đảo thời Pháp, hệ thống quản lý tù nhân, hình ảnh một số chí sĩ yêu nước bị đầy ra đảo trong phong trào chống thực dân Pháp: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Phạm Thận Duật, Nguyễn Quyền… Hình ảnh các thế hệ tù nhân chính trị giai đoạn 1930-1945: Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh…
Giai đoạn 1954-1975, tiêu biểu là phong trào đấu tranh chống ly khai với 6 ngôi sao sáng: Phan Trọng Bình, Nguyễn Một, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Minh, Phạm Quốc Sắc…Giai đoạn 1954-1975: các tổ chức Đảng bí mật ra đời, tiêu biểu là Chi bộ Lê Hồng Phong và Lê Chí Hiếu, điển hình là các phong trào đấu tranh chống chào cờ, chống lăn tay…
– Tái hiện hai phần điển hình của hệ thống nhà tù Côn Đảo trong suốt 113 năm (1862-1975) : Hầm xay lúa và chuồng cọp.
Mô hình Hầm xay lúa:
Hầm xay lúa tại nhà tù Côn Đảo là một căn phòng bịt kín, chỉ có một lối ra vào duy nhất, đặt 5 cối xay được làm bằng vỏ thùng tonnô đựng rượu vang, phải 6 người mới quay nổi. Trong căn phòng rộng 150m2 có hơn 100 người tù bị xiềng xích, phải xay khoảng 200 bao thóc mỗi ngày, làm việc quần quật từ 5 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Khi xay lúa, bụi trấu bay mù mịt, nóng bức, ngột ngạt, ồn ào do tiếng quạt gió thổi, cối xay quay, xiềng xích loảng xoảng, tiếng roi quật lên người tù và tiếng rít chửi của cặp rằng tạo thành một thứ âm thanh rùng rợn. Làm việc trong hầm xay lúa không quá ba tháng người tù sẽ mắc bệnh lao phổi, kiệt sức, mắt mờ, vì thế nó được mệnh danh là “nhà tù trong nhà tù, địa ngục trong địa ngục”.
Mô hình Chuồng cọp Pháp : Chuồng cọp Pháp được xây dựng năm 1941, sử dụng hết công năng vào thời Mỹ. Kẻ thù tra tấn dã man tù nhân chính trị tại đây, khi đấu tranh chúng dùng sào bịt độc, rải vôi bột lên trên người, sau đó chúng dùng nước lạnh dội xuống, làm anh em tù nhân bị phỏng, nhiều ngày vết thương bị lở loét, nhức nhối tột cùng, nhưng chúng vẫn không làm khuất phục được ý chí, tinh thần đấu tranh kiên cường của những người chiến sĩ cộng sản.
Hiện vật trưng bày :
+ Sưu tập bút tích chống ly khai của tù chính trị năm 1961.
+ Các loại còng tay, còng chân, xiềng xích tù nhân…;
+ Các hiện vật khăn tay, túi vải, túi xách, cây đàn… do các tù nhân Côn Đảo tự làm, sử dụng trong biểu diễn văn nghệ…
Công binh xưởng Nam Bộ
Tổ hợp tái hiện lại xưởng quân giới Miền Đông Nam bộ được chuyển giao từ công binh xưởng chi đội 7 tháng 12/1948. Xưởng là các lán, được dựng bằng các cây gỗ, xung quanh có các phên đan bằng tre quây lại, mái lán được lợp bằng lá trung quân. Xưởng đóng quân tại Phú Mỹ, gồm 6 phân xưởng mang phiên hiệu A, B, C, D, E, F, mỗi phân xưởng phụ trách một công đoạn trong chế tạo, sản xuất vũ khí. Nhiệm vụ chủ yếu của xưởng quân giới là nhồi thuốc đạn, nhặt đạn cũ về nạp lại, sửa các loại súng bộ binh, đặc biệt xưởng đã chế tạo được súng DKZ bắn chìm tàu trên sông Lòng Tàu.
Phòng quân giới Nam Bộ là xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí lớn của chiến trường miền Đông Nam Bộ, có quân số gần 500 người. Đến năm 1952, Công binh xưởng được chuyển về chiến khu D, Đồng Nai.
Hiện vật trưng bày : các sưu tập vũ khí như giáo, mác, mã tấu, bom mìn tự tạo…bộ đội ta sử dụng trong kháng chiến.