Tầng 1: Bà Rịa – Vũng Tàu thời Tiền sơ sử

(27/07/2020)

Phần  “Bà Rịa – Vũng Tàu thời Tiền sơ sử” trưng bày 32 hình ảnh, 243 hiện vật thuộc 9 di chỉ khảo cổ học đã khai quật tại Bà Rịa -Vũng Tàu, có niên đại cách ngày nay từ hơn 3.000 – 2.400 năm; Điều đó chứng minh cách đây hàng nghìn năm, vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu đã có con người sinh sống.

Giới thiệu khái quát :

Các di chỉ khảo cổ học tiền sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân bố trên một không gian rộng lớn, đa dạng sinh thái gồm khu vực đất liền, ven biển và hải đảo.

Kết quả đã thu thập được nhiều công cụ có chất liệu bằng đá, xương, vỏ nhuyễn thể, kim loại như sắt, đồng. Hiện vật công cụ gồm các loại hình: rìu, đục, mũi nhọn, hòn ghè, bàn mài, khuôn đúc… phổ biến nhất là loại rìu có vai, rìu tứ giác. Hiện vật chất liệu gỗ gồm cọc nhà sàn, công cụ hình chữ T, mái chèo được khai quật tại các di tích vùng đầm lầy ngập nước Bưng Bạc, Bưng Thơm.  Đồ trang sức như vòng đeo tay, hạt chuỗi, khuyên tay bằng chất liệu đá bán quý, thủy tinh, mã não, kim loại vàng….Công cụ đá gồm nhiều chủng loại rìu, mũi nhọn, hòn ghè, bàn mài, khuôn đúc… Các di tích khảo cổ  có niên đại  cách ngày nay từ 3.000 đến 2.000 năm.

Bản đồ các di tích khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Hiện vật tiêu biểu : Bàn mài có đục lỗ, rìu lưỡi xéo đồng, vòng tay đá…

 

CÁC DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC TIÊU BIỂU.

1- Di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc:

Di chỉ thuộc xã Long Phước, thành phố Bà Rịa. Diện tích khai quật 1.143m2, thu được 862 hiện vật,  chất liệu: gỗ, đá, gốm, kim loại. Phác vật vòng đá hình đĩa, lõi vòng, vòng đá, rìu đá, hòn ghè, bàn dập, khuôn đúc rìu…Đồ gỗ với các loại hình mái chèo, cọc gỗ nhà sàn. Đồ gốm: bi gốm, dọi xe chỉ.…Đồ kim loại (đồng): vòng tay, rìu lưỡi xéo, lục lạc… Di chỉ khảo cổ Bưng Bạc từng là một làng nghề cổ chuyên chế tác đồ trang sức, vòng tay bằng đá; Hình thức cư trú độc đáo trên đầm lầy, có niên đại 2.500 – 2.400 năm cách ngày nay.

Hiện vật tiêu biểu : Khuôn đúc rìu đồng, rìu đồng, vòng đá đeo tay và dụng cụ dập hoa văn trên gốm.

2 – Di chỉ khảo cổ học Bưng Thơm :

                                   Cọc gỗ nhà sàn (cách ngày nay 2.500 năm) tại di chỉ Bưng Thơm

Di chỉ thuộc ấp A, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được khai quật vào năm 1997, với diện tích 375m2. Nhiều hiện vật được phát hiện với chất liệu như gốm, gỗ, kim loại… như rìu đá, khuôn đúc, bàn mài bằng sa thạch, vòng đồng, chậu gốm, bi gốm, dọi xe chỉ, cọc gỗ, mái chèo… Di tích thuộc loại hình cư trú, công xưởng, thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, có niên đại 2.500 – 2.400 năm cách ngày nay.  Diện tích khai quật 342m2 thu được gần 17.000 di vật, gồm 3 hiện vật đồ đồng, 96 hiện vật đá, 367 hiện vật gỗ, một số mảnh vòng, móng thú, dấu vết nhựa cây đã nấu, vài mảnh vỏ hạt cứng, vỏ lúa, gốm.

Di tích Bưng Thơm gắn liền với cư dân cổ cư trú kiểu nhà sàn trên đầm. Công cụ đá chủ lực trước đây được thay thế dần bằng đồ kim loại. Công cụ thu hoạch có thể sử dụng dao gặt bằng đá hoặc bằng sắt. Gốm Bưng Thơm là gốm mịn, được nung ở nhiệt độ khá cao (8000C – 1.0000C), sử dụng kỹ thuật tô màu.

  Hiện vật tiêu biểu: vòng đồng, dọi xe chỉ, gốm có hình tròn.

3 – Di chỉ khảo cổ học gò Cây Me (gò Cá Cháo) :

Thuộc phường Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ, được phát hiện năm 2002. Diện tích khai quật 165m2, thu được 178 hiện vật đá : rìu, cuốc, bôn, đục, bàn mài, hòn ghè…26 hiện vật xương, đồ gốm: nồi, bát, bát bồng, cốc, đạn câu cua, bi gốm…đặc biệt là mô hình cà ràng minh khí. Trong các tầng văn hóa còn tìm thấy bếp than, xương động vật biển, vỏ nhuyễn thể, các vỏ ốc biển. Đây là di chỉ cư trú, sản xuất gốm, đúc đồng niên đại cách cách ngày nay khoảng 3.000 năm. 

Hiện vật tiêu biểu: công cụ xương, bi gốm, đạn  câu cua, cuội biến có, các loại rìu đá tứ giác có vai, cuốc đá… mô hình cà ràng (bếp lò) bằng đất nung.

4 – Di chỉ khảo cổ học Gò Cá Sỏi:  

Di chỉ nằm trên gò cao vùng rừng ngập mặn phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, khai quật vào năm 1998, diện tích 156m2, thu được 62 hiện vật bằng đá gồm rìu tứ giác, rìu có vai, dao, hòn ghè, bàn mài…Công cụ đá rìu tứ giác 18 chiếc, rìu có vai 26 chiếc, mảnh vỡ rìu 06, bàn mài 08 chiếc và 1 con dao đá, 47 hòn ghè. Hoa văn trang trí trên gốm là văn chải, khắc vạch…Di chỉ thuộc loại hình cư trú ven biển. Niên đại cách ngày nay từ 3.500 đến 3.000 năm

Hiện vật tiêu biểu: Dao đá, hòn ghè, rìu tứ giác có vai.

5 – Di chỉ khảo cổ học Hòn Cau (Côn Đảo) : 

Di chỉ khai quật năm 1999 trên diện tích 175m2. Hiện vật thu được: khuôn đúc rìu, đục đồng, bàn mài, chày nghiền, công cụ xương, đồ gốm, vỏ nhuyễn thể, xương thú…Phát hiện vết tích của 02 khu bếp cùng các tàn tích thức ăn vỏ ốc, xương động vật và công cụ đá khuôn đúc rìu, mảnh vòng tay, bàn mài, chày nghiền, đồ đồng… Đây là di chỉ cư trú và xưởng chế tác công cụ, có niên đại từ 3.000 – 2.500 năm cách ngày nay.

Hiện vật tiêu biểu: Rìu bôn đá hình răng trâu, mũi lao xương có ngạnh, mảnh khuyên tai (đá)

6 – Di chỉ khảo cổ học Giồng Lớn:

 Hiện vật chất liệu gốm tại di chỉ Giồng Lớn

Di chỉ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, khai quật vào năm 2003, 2005, trên diện tích 542m2. Đây là khu mộ táng gồm 2 loại hình: mộ đất và mộ nồi, thu thập được 2.308 hiện vật với  các chất liệu: gốm, đá, thủy tinh, mã não, đá bán quý, kim loại (màu vàng, sắt)…nhiều loại trang sức: vòng đeo tay, khuyên tai, hạt chuỗi…đạt trình độ chế tác tinh xảo, điêu luyện. Trong cụm mộ phát hiện 01 đồng tiền Ngũ Thù (thời Hán) và 3 mặt nạ kim loại màu vàng chạm khắc nổi. Niên đại vào khoảng trên dưới 2.000 năm.

Hiện vật tiêu biểu: Chất liệu gốm (nồi, bình hoa, ấm, nắp ấm hình chim), vòng đeo tay bằng đá quý, công cụ sắt (dao, đục, lưỡi kiếm), mặt nạ vàng.

7 – Di chỉ khảo cổ học cồn Miếu Bà (Côn Đảo):

Khai quật vào năm 2002, với diện tích 50m2 phát hiện nhiều hiện vật đá như công cụ ghè, chày nghiền, hòn kê, hòn ghè, bàn mài, vòng tay, mảnh khuôn đúc…; chất liệu gốm như bát bồng, chân đế, con tiện, nồi nấu kim loại…chất liệu kim loại (đồng, sắt) như vòng đeo tay, mảnh dao, mũi nhọn, xỉ sắt…Các mộ vò đều nằm trong lớp đất của tầng văn hoá màu xám tro, chôn theo nhiều đồ gốm, đồ đá. Niên đại cách ngày nay từ  2.500 – 2.200 năm.

8 – Di chỉ khảo cổ học cồn An Hải (Côn Đảo):

Di chỉ được khai quật năm 2007 trên diện tích 98m2. Hiện vật phát hiện trong di tích được làm bằng chất liệu đá như: bàn mài, chày nghiền, hòn ghè, hòn kê, rìu tứ giác, đục đá, bôn răng trâu, phôi vòng trang sức, mảnh tước, cuội biển. Chất liệu gốm gồm các loại hình: bình, nồi niêu, bát bồng, bình vò, một số mảnh thổ hoàng và tô ánh chì. Đặc biệt tại đây đã phát hiện 2 khu bếp cổ của người xưa. Kỹ thuật chế tác gốm nặn bằng tay. Hoa văn trang trí  là văn thừng, khắc vạch hình tam giác so le, xương cá, sóng nước…Niên đại cách ngày nay khoảng 2.700 – 2.600 năm.

Hiện vật tiêu biểu: Phù  điêu mặt người khắc trên đá, chày đá, hòn kê.

9 – Di chỉ khảo cổ học cồn Hải Đăng (Côn Đảo):

Được phát hiện năm 1999 với một khu mộ lớn thuộc loại hình mộ vò. Năm 2001, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành khai quật.

Mộ cồn Hải Đăng có chỗ được chôn liền sát nhau tới 20 -30 mộ, được chôn theo đồ tùy táng là niêu, bát gốm hay công cụ đá ghè đẽo. Hiện tượng các mộ vò được đập thủng phần đáy, hầu hết miệng cổ và vai vò thân vò đều rạn nứt, một số chỉ còn lại nửa phần phía dưới. Các vò mộ hình cầu, đáy tròn, hay hơi lồi nhọn, cổ thấp, đa số là cổ thắt, miệng loe xiên, xương gốm dày làm từ sét pha nhiều hạt thô. Vò mộ được phủ lớp áo thổ hoàng đỏ và ở cả hai mặt bên trong và bên ngoài, các lớp áo đỏ đẹp này đã bị bong tróc để lộ phần thai gốm màu xám, xám nhạt và màu đỏ. Một số vò mộ có nắp đậy bằng bát bồng hoặc chậu nhỏ có lớp áo thổ hoàng đỏ.Đã có xấp xỉ 100 vò mộ đã được phát hiện trong quá trình khai quật.

Khu mộ cổ Cồn Hải Đăng là một khu mộ vò lớn quan trọng có mật độ dày đặc của cư dân cổ tại quần đảo Côn đảo thuộc văn hóa Sa Huỳnh đầu thời đại đồ sắt, cách ngày nay  2.500 năm đến khoảng 2.000 măm.

Hiện vật tiêu biểu: mộ vò

10 – Tổ hợp mộ vò

Phục dựng một khu mộ vò Cồn Hải Đăng tại Côn Đảo với tỷ lệ 1/1, thể hiện loại hình táng thức độc đáo của cư dân cổ thuộc vùng ven biển hải đảo.

 

 

 

 


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu