Di chỉ Hòn Cau huyện Côn Đảo

(15/01/2009)

ừ giữa tháng 08 đến hết tháng 9/1999 Viện khảo cổ học thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia phối hợp với SVHTT tỉnh BR-VT, Bảo tàng tỉnh BR-VT tiến hành khai quật 175m2 di chỉ Hòn Cau huyện Côn Đảo. Đây là địa điểm được cán bộ Viện Khảo cổ – trong đó có chúng tôi phát hiện vào tháng 12 năm 1995.

KHAI QUẬT ĐỊA ĐIỂM HÒN CAU, HUYỆN CÔN ĐẢO

I. VÀI NÉT VỀ HÒN CAU

Từ giữa tháng 08 đến hết tháng 9/1999 Viện khảo cổ học thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia phối hợp với SVHTT tỉnh BR-VT, Bảo tàng tỉnh BR-VT tiến hành khai quật 175m2 di chỉ Hòn Cau huyện Côn Đảo. Đây là địa điểm được cán bộ Viện Khảo cổ – trong đó có chúng tôi phát hiện vào tháng 12 năm 1995.

Hòn Cau là một núi đảo, cách đảo Côn Lôn chừng 14 km theo đường chim bay về phía đông bắc. Trên bản đồ, Hòn Cau có hình chữ V ngược với một vịnh biển nhỏ, cửa quay về hướng Tây Nam rộng khoảng trên 1.000m.

II. DẤU VẾT CON NGƯỜI VÀ CÁC LOẠI DI VẬT.

  1. Dấu vết hoạt động :

Mới chỉ tìm thấy một loại hình đó là các vết tích bếp lửa.

 Bếp 1: Diện tích chừng 7m2 thuộc lớp 7 hố II.

             Bếp 2: Diện tích xấp xỉ 2m2 cũng thuộc hố II lô 7.

Cả hai bếp đều bắt đầu xuất lộ từ đầu lớp 7 qua lớp 8 đến sinh thổ, lớp tàn tích dày từ 20-25cm gồm than tro đen, các loại vỏ ốc, xương thú, rìu bôn, công cụ đá ghè đẽo, đá nguyên liệu, mảnh tước, hòn ghè, bàn mài… ám tro đen. Trong khu vực tro than có những hòn đá san hô. vùng ven rìa có những tảng san hô lớn hơn, chúng có thể dùng để kê, để ngồi, ăn uống, chế tác công cụ.

  1. Đồ đá:

            2.1 Đồ đá ghè đẽo: tổng só 487 tiêu bản. Đây là loại hình công cụ chủ đạo, có số lượng nhiều nhất trong bộ công cụ của cư dân cổ Hòn Cau, chiếm tới 80% số lượng công cụ lao động, chúng gồm các loại hình sau:

Công cụ chặt đập thô to, dạng hình

chóp tam giác, tứ giác, hình mai rùa:       130 chiếc, nặng từ 0,8-1,8kg.

Công cụ chặt hình rìu dài:                      35 tiêu bản

Công cụ chặt hình bàn là:                       56 tiêu bản

Công cụ hình rìu ngắn:                                    112 tiêu bản

Công cụ chặt hình móng ngựa:             58 tiêu bản

Công cụ mảng tách:                               75 tiêu bản

2.2. Công cụ nhỏ: gồm bôn, rìu, đục.. Tổng số 75 tiêu bản.

Cuốc:                10 tiêu bản, có 02 tiêu bản phác vật ghè đẽo.

Bôn:                 23 tiêu bản, 15 chiếc có lưỡi, 08 chiếc mới ghè đẽo, không có lưỡi.

Đục:                                       07 chiếc

Mũi nhọn:                                03 chiếc

Dao mảnh tuốc:                   04 chiếc

lưỡi rìu, bôn gãy phần đốc: 16 tiêu bản

Phần đốc rìu bôn gãy:    10 tiêu bản

Mảnh khuôn đúc rìu:       01 tiêu bản

Lưỡi cưa sa thạch:                    01 tiêu bản

            2.3. Đồ trang sức: 01 mảnh vòng đeo tay bằng đá to bản thân dẹt

            2.4. Đá khoan lỗ: 03 tiêu bản đá san hô có khoan lỗ sâu từ 0,1-5,2cm.

            2.5. Công cụ vỏ ốc và đá san hô: 02 công cụ ghè đẽo bằng vỏ ốc tai tượng; 05 công cụ mữi nhọn bằng đá san hô

            2.6. Công cụ gia công chế tác:

Bàn mài: 39 tiêu bản, trong đó 08 chiếc lớn, 30 tiêu bản là mảnh vỡ, chúng đều là bàn mài lòng máng kết hợp với mài phẳng, có bàn mài rãnh Hạ Long; Bàn kê đá: 02 chiếc; Hòn ghè: 02 chiếc; Chày cuội: 03 chiếc – Cùng 123 viên cuội độ mài mòn cao có thể dùng để xoa, đập gốm và làm nguyên liệu chế tác công cụ đá.

            2.7. Đá nguyên liệu và phế liệu: Đá gốc dạng hạch: 592 tiêu bản; mảnh đá vụn: 400 tiêu bản; Mảnh tước: 613 tiêu bản; Đá cuội hạt thô: 162 tiêu bản

  1. Công cụ bằng xương động vật: Tổng số 16 tiêu bản.

Chúng đều là những đoạn gốc của lao có từ hai đến 04 ngạnh, phần còn lại dài từ 4,5cm – 9,7cm, với 2 ngạnh bên sườn, phần dốc được trang trí khắc vạch chìm hình dính dắc.

  1. Đồ đồng: 01 đục đồng nhỏ dài 5,5cm x rộng 1,0cm x dày 0,5cm, lưỡi sắc
  2. Đồ gốm: Trong 175m2 khai quật, thu được 7045 mảnh gốm. Tất cả đều là mảnh miệng, vai, thân, đáy và đế của bình, nồi vò bát chân cao, mâm bồng, hũ. Hầu hết là gốm đáy tròn, miệng loe liền cổ, thành miệng thấp. Số miệng thu vào ít hơn. Hầu như tất cả các đồ gốm đều có lớp áo đỏ thổ hoàng cả trong lẫn ngoài. Thân đồ đựng được trang trí văn thừng săn, thừng lỏng kiểu văn in mai rùa, văn đập không thừng ít. Phần vai được trang trí mô típ chủ đạo là đai đơn, đai kép đôi, kép ba nổi rồi ấn khía vạch. Bên trong các dải đai đắp nổi thường vạch chéo song song.

Một số mảnh miệng cũng được vạch trên mép miệng. Số bát bồng chân cao và mâm bồng ít; chân đế mâm bồng cũng được trang trí đai đắp nổi, ấn khía ít là hai đai, khoảng giữa có văn sóng nước kiểu hai nửa cung tròn lồng ghép ngược chiều liên tiếp thành hình cánh hoa thị. Ngoài ra còn một số hoạ tiết văn ấn lõm, văn ấn tròn cuống rạ. Đồ gốm chủ yếu được chế tạo bằng nặn tay kết hợp với bàn đập hòn kê, nung ngoài trời, gốm đỏ màu thổ hoàng, mặc dầu nhiều mảnh đã bị bong mất lớp áo.

            Gốm Hòn Cau có cùng những  đặc điểm, chất liệu, màu sắc và loại hình với gốm các địa điểm Hành Dương, Cồn Miếu Bà, Bàu Sen trên đảo lớn Côn Đảo.

III. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH BƯỚC ĐẦU:

Còn cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về các loại hình di vật Hòn Cau. Bước đầu có thể thấy người Hòn Cau chế tác đồ đá, đồ gốm, đồ xương…. ngay ở nơi cư trú. Đồ đá là loại di vật có số lượng và tỷ lệ lớn nhất. Công cụ đá được chế tác bằng kỹ thuật ghè, đẽo, mài, cưa, khoan, song ghè đẽo là thủ pháp chủ đạo. Ít công cụ mài, mức độ mài, cũng đơn giản hạn chế. Nguồn nguyên liệu chủ yếu lấy ở ngay Hòn Cau, cuội nhẫn có thể lấy ngay ở đảo lớn Côn Lôn sang. Lao đá, mũi nhọn, dao đá từ mảnh tước Hòn Cau cũng gần gũi với đồng loại của chúng ở phức hệ văn hoá Đồng Nai – Đông Nam Bộ. Đồ trang sức bằng đá ở Hòn Cau còn hiếm và rất ít.

Ngoài đồ đá còn có công cụ bằng vỏ ốc tai tượng như ở bãi Ngự – Thổ Chu (Kiên Giang) ở văn hoá xóm Cồn (Khánh Hòa). Đồ đồng đã có song không nhiều. Nó phản ánh sự giao thương trao đổi của cư dân Hòn Cau với các nơi khác. Đồ gốm Hòn Cau mang những yếu tố truyền thống Bàu Tró, gần gũi gốm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và rất giống đồ gốm Thổ Chu ( Kiên Giang ).

Trên những cơ sở ấy có thể cho rằng địa điểm Hòn Cau là địa điểm văn hoá Sa Huỳnh. Hòn Cau cùng với các địa điểm Hàng Dương – Bàu Sen – Cồn Miếu Bà – Bến Đầm, hợp thành một di tích hải đảo phía Nam của văn hoá Sa Huỳnh nổi tiếng. Nếu đúng như vậy thì đây là một phát hiện mới có rất nhiều ý nghĩa.

Niên đại địa điểm Hòn Cau có thể nằm trong khoảng trên dưới 3.000 năm đến 2.500 năm cách ngày nay


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu