Nghề làm bánh tráng

(24/02/2009)

Được hình thành và phát triển trong quá trình lưu dân lập làng mở ấp. Hiện nay nhiều nơi vẫn duy trì nghề này: Xã Hoà Long, Long Phước (thị xã Bà Rịa), xã An ngãi, An Nhất, Tam Phước, thị trấn Long Điền (huyện Long Điền), Phứơc Long Thọ, Phước Thạnh (Đất Đỏ)…

 

Gạo tẻ thường được chọn gạo nở, ngâm trong nước khoảng 8 -12h, dùng cối xay thật nhuyễn, dùng ang gốm đựng và ủ bột. Khi tráng bánh dùng nồi hơi bằng gốm đất nung có đường kính miệng 25cm-30cm, bên trong đổ nước, đun trên bếp củi, trên làm một mảnh vải bố hai lớp bịt kín miệng nồi, dùng gáo dừa để múc bột, dùng vá dừa   dàn đều bột bánh vừa lọt với khuôn nồi, dùng nắp nồi làm bằng lá nón giữ hơi nước lnóng làm chín bánh. Sử dụng thanh tre mỏng lấy bánh ra cuộn vào ống tre, rồi đem ra phơi trên liếp tre khoảng 3 h liên tục. Kỹ thuật tráng bánh phải mỏng, chín đều, để tạo nên bánh mè, bánh ngọt người ta còn gia cố thêm muối, mè, sữa, đường, gừng,… Bánh tráng nhỏ dùng để cuốn gỏi, chiên làm chả Sài Gòn, bánh tráng nướng dùng để ăn với thịt vằm trở thành những món ăn dân giã đầy hương vị quê hương.


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu