Di chỉ khảo cổ học Bung Thơm
Bưng Thơm là một vùng sình lầy cổ, diện tích khoảng 10 ha, thuộc ấp A xã Long Tân huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đây là một loại hình khảo cổ học độc đáo, đặc trưng của miền đông Nam Bộ, được phát hiện vào năm 1992. Di chỉ khảo cổ học Bưng Thơm tồn tại với hàng nhiều thế kỷ trước công nguyên, công trình sẽ trình bày các kết quả điều tra thám sát khai quật và nghiên cứu mới nhất về di chỉ khảo cổ này.
DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC BƯNG THƠM
(XÃ LONG TÂN, HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BR-VT)
CƠ QUAN THỰC HIỆN: Bảo tàng tổng hợp Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
CHỦ TRÌ KHAI QUẬT: TS Vũ Quốc Hiền- Phó giám đốc Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 3/1994- 3/1996.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bưng Thơm là một vùng sình lầy cổ, diện tích khoảng 10 ha, thuộc ấp A xã Long Tân huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đây là một loại hình khảo cổ học độc đáo, đặc trưng của miền đông Nam Bộ, được phát hiện vào năm 1992. Di chỉ khảo cổ học Bưng Thơm tồn tại với hàng nhiều thế kỷ trước công nguyên, công trình sẽ trình bày các kết quả điều tra thám sát khai quật và nghiên cứu mới nhất về di chỉ khảo cổ này.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Bưng Thơm là địa hình ô trũng, thấp nằm ven rìa địa hình đồi gò đất đỏ ba zan, thuộc vùng đông nam bộ. Sinh tháí rừng ô trũng khá rậm rạp, ẩm ướt, với chằng chịt các lạch nước ngang dọc, khác hẳn với môi sinh khô cạn so với hồ đồi xung quanh.
- Các nét đặc trưng điển hình của di chỉ khảo cổ học Bưng Thơm:
- DẤU TÍCH NHÀ Ở: Là loại nhà sàn thấp, có thềm sân nhỏ đóng bằng cọc ngắn, cửa nhà quay ra hướng đông, gắn liền với các lạch nước. Xung quanh kiến trúc là các rạch nước ngang dọc, là hệ thống giao thông chủ yếu của cư dân cổ. Phương tiện đi lại nhiều khả năng loaị thuyền độc mộc, với các mái chèo cầm tay. Kết cấu nhà ở Bưng Thơm khá đơn giản bao gồm hệ thống cọc đỡ sàn và cột gác mái bằng cành thân nhỏ hoặc ván, liên kết với hệ thông cọc đỡ sàn hoặc cột gác mái bằng dây buộc kết hợp với mộng ngòam hoặc chạc cây tự nhiên hình chữ y, mái vách quanh nhà nhiều khả năng được che chắn bằng lá rừng. Với các di vật tìm thấy tập trung từng cụm gắn với dấu tích sàn nhà, chứng tỏ sinh hoạt sản xuất của cư dân Bưng Thơm được tập trung trong nhà ở.
- DẤU TÍCH ĐỒ ĐÁ: Gồm các công cụ hình trụ, hình rìu nhưng phần lưỡi tày hoặc mòn bóng dấu tích của chà, nghiền là loại hình công cụ hầu như rất hiếm gặp trong các di tích thời đại kim khí Việt Nam.
- Khuôn đúc bằng đá nhiều về số lượng, nhưng thống nhất về hình dáng, cách thức chế tạo, khuôn hình chữ nhật, vật đúc bố trí hợp lý, tận dụng tối đa diện tích 2 mặt tạo khả năng ghép liên hoàn nhiều mảnh khuôn trong một lần đúc, với cách tạo khuôn đúc này có thể làm được nhiều sản phẩm trong một lần đúc, trình độ kỹ thuật đạt ở mức khá cao, với quy trình chế tác và kỹ thuật đúc khép kín, chứng tỏ nơi đây là những làng nghề thủ công, sản phẩm của cư dân này đã mang tính chất hàng hóa.
- ĐỒ ĐỒNG: Có 3 hiện vật: chiếc chàng và hai vòng đồng, đều có ở trên khuôn đúc đồng cùng với vết ám khói trên khuôn, chứng tỏ được chế tạo ngay tại chỗ. Chiếc vòng đồng có bản mỏng, được chế tác bằng kỹ thuật dát, đạt ở trình độ điêu luyện
- ĐỒ GỖ: Là những hiện vật gỗ liên quan đến sinh hoạt, đời sống ở Bưng Thơm khá độc đáo. Hiện vật gỗ hình chữ T, liên quan đến nghề đúc đồng là loại hình hiện vật đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện vật mái chèo tay bẳng gỗ, cư dân cổ di chuyển bằng phương tiện thuyền độc mộc là chủ yếu.
- HIỆN VẬT GỐM: Gồm đồ đựng có chân đế cao (bát bồng) chiếm 60% loại hình ở đây, sử dụng trong việc đun nấu sinh hoạt. Hoa văn trang trí trên gốm chủ yếu là hoa văn khắc vạch trên nền chải, thể hiện tự nhiên với các dấu chải ngang dọc, nhiều lớp chồng chéo nhau. Đồ gốm ở Bưng Thơm còn thể hiện ở tô màu, là phong cách trang trí kết hợp tô màu với vẽ nét tạo thành những án hoa văn hoàn chỉnh, phủ toàn thân đồ đựng, kết hợp tô màu với tạo dáng đồ đựng tạo thành những sản phẩm mang tính mỹ thuật cao.
III. NIÊN ĐẠI:
- Thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt tồn tại trong những thế kỷ IV đến V trước công nguyên cách ngày nay từ 2600 năm đến 2500 năm.
- Kết quả niên đại C14.
- M1 than gỗ niên đại 2.730+70 năm BP.
- M2 than niên đại 2.900 + 70 năm BP.
- Di tích Bưng Thơm cùng với Bưng Bạc ấp Phước Hữu xã Long Phước thị xã Bà Rịa, trở thành một loại hình văn hóa mới thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt và đặt tên cho loại hình văn hoa ùnày là loại hình Bưng Bạc. Ở Miền Nam còn có nhiều loại hình văn hóa khác như: Giồng Phệt, Dốc Chùa, Gò Ô Chùa, Gò Cây Tung…