Nghề đúc đồng
Nghề đúc đồng đã từng xuất hiện và phát triển trong thời tiền sử, cách ngày nay từ 2.400 năm đến 3.000 năm. Tại các di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc, xã Long Phứơc thị xã Bà Rịa, Bưng Thơm xã Long Tân huyện Đất Đỏ… các nhà khảo cổ đã phát hiện trong tầng văn hóa nhiều khuôn đúc đồng bằng sa thạch và đất nung: lưỡi rìu xéo, lao, lao có ngạnh, đinh ba, vòng, lục lạc đồng…Khuôn phát hiện ở di chỉ Bưng Bạc năm 1994 là khuôn đúc lao khá nguyên vẹn. Khuôn được làm từ đá cát mịn hạt, màu xám có lẫn nhiều hạt khoáng vật óng ánh như thuỷ tinh. Khuôn đựơc sử dụng cả hai mặt. Mặt 1 là hình một rìu xoè cân,rìu đồng, giáo đồng, vòng đồng, lục lạc đồng… Đây là những sản phẩm đúc bằng đồng được chế tác hết sức tinh xảo, đạt ở trình độ sản xuất khá điêu luyện, theo dây chuyền của một làng nghề thủ công.
Xóm Chuông thị trấn Long Điền hiện còn 3 hộ gia đình nối nghiệp làm nghề đúc đồng. Nghề đúc đồng có từ lâu đời, theo cha truyền con nối, tổ tiên của làng nghề có gốc gác từ Bình Định. Trên bàn thờ tổ nghề đúc đồng có thờ bài vị “ Nguyễn Minh Không tổ sư”. Sản phẩm của các cơ sở đúc đồng hiện nay khá phong phú và đa dạng về chủng loai: Đồ thờ cúng tổ tiên gồm: chân đèn, lư hương, bát hương, đại hồng chung, chuông, chiêng, não bạt… Đồ sử dụng cho sinh hoạt gia đình gồm nồi đồng, mâm đồng, giá múc canh… các sản phẩm này phần lớn đúc theo đơn đặt hàng hoặc các cơ sở tìm đến mua hoặc gủi bán ở các đại lý bán buôn và bán lẻ. Vì được thị trường tiêu dùng chấp nhận nên đã giúp cho các hộ ở đây phục hồi, mở rộng và phát triển làng nghề.
Để đúc một sản phẩm đồng hoàn chỉnh là cả một quá trình lao động hết sức vất vả và công phu với nhiều giai đoạn khác nhau. Qui trình đó gồm các bước chuẩn bị nguyên liệu, nhiên liệu, tạo lò đốt nguyên liệu, nồi nấu đồng, tạo khuôn đúc, đun nóng chảy đồng, rót đồng đổ vào khuôn đúc và hoàn chỉnh sản phẩm. Nồi đúclà chiếc chảo rộng lòng, rộng miệng, có thành và thân dày. Nồi nấu đồng làm bằng đất sét rây rất kỹ lọc không còn sạn sỏi được trộn với vỏ trấu sống, dùng đất làm nền khuôn nồi. Đất bên trong nồi được xoa với muối ăn để bảo đảm sự bền vững của nồi khi nhiệt độ tăng và tiếp cận với nước đồng. Tuỳ theo khối lượng và hình dáng của vật đúc đồng ma người ta dùng khuônhai mang hay nhiều mảnh. Điều đáng quan tâm ở đây là kỹ thuật đất làm khuôn người ta dùng loại đất sét pha với đất thịt nhào luyện với trấu.
Khác với các loại khuôn đúc sản phẩm khác, nghề đúc đồng phải tạo ra hai khuôn đúc bằng chất liệu đất sét trắng, 1 khuôn ở bên trong và 1 khuôn bao bên ngoài. Người nghệ nhân thể hiện tài hoa và sự khéo léo của mình thể hiện hoa văn trên từng sản phẩm, chủ yếu trên lư hương và đại hồng chung. Tạo nên những quai chuông đặc sắc của đại hồng chung các nghệ nhân đã có sáng kiến nặn bằng sáp ong, khi đổ đồng vào khuôn đúc sáp ong nóng chảy và tan đi nhường chỗ cho đồng. Trên các lư hương, đại hồng chung các nghệ nhân sử dụng các mô típ hoa văn truyền thống để trang trí: Hoa cúc, mặt trời, dây hoa cách điệu, bánh xe luân hồi, sóng nước, hoa sen, trái đào, cây trúc… Đặc biệt các loại nhạc cụ, nhạc khí: đại hồng chung, chuông, chiêng, thanh la, não bạt.. các nghệ nhân phải pha chế tỷ lệ đồng và các hợp kim thế nào để tạo nên có độ vang ngân và trầm bổng khác nhau