Lịch sử cột Hải đăng Vũng Tàu

(24/04/2012)

Cột hải đăng ở núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu được người Pháp khởi công thực hiện xây móng vào ngày 20.3.1862. Ngày 25 tháng 3 năm 1862 đặt viên đá đầu tiên và ngày 15.6.1862 được cắt băng khánh thành với nghi thức hết sức trang nghiêm, long trọng, pháo hạm Forbin kéo cờ từ sáng và bắn chào 21 phát đại bác ngoài vịnh Ghềnh Rái (Vũng Tàu).

Cột hải đăng Vũng Tàu thuộc loại hạng nhất, có đèn màu trắng và cố định. Tầm xa của ánh đèn theo lý thuyết là 28 dặm. Qua thực nghiệm gặp trời tốt, tầm xa đến 33 dặm. Như vậy tính đến nay hải đăng Vũng Tàu đã tồn tại được 150 năm (1862 – 2012), đặc san di sản văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu số 14, trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Đình Tư được tổng hợp từ các nguồn tài liệu đăng trên báo Bbulletin offticel de la cochinchenne Francaise tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tại TP. Hồ Chí Minh.

Để hướng dẫn tàu thuyền từ ngoài biển vào cảng Sài Gòn, từ rất sớm người Pháp cho dựng cột hài đăng ở trên núi Nhỏ, Vũng Tàu. về tiến trình xây dựng cột hải đăng Vũng Tàu được thực hiện như sau. Ngày 20.3.1862 xây dựng móng xong. Ngày 25.3.862 đặt viên đá đầu tiên, phía dưới đặt một hộp kẽm đựng biên bản ghi việc xây dựng, viết trên da thuộc kèm theo 7 đồng tiền niên hiệu Hoàng đế Napoléon. Nội dung biên bản như sau: Dưới triều vua Napoléon đệ tam, Hoàng đế của những người Pháp, ngài Công tước Proster de Chas seloup Laubas Thượng thư bộ Hải quân và Thuộc địa, Đô đốc Công tước Bonard Tổng chỉ huy các lực lượng lục quân và hải quân trên đất Nam Kỳ. Phó đô đốc hạm đội Dela Vergne, hải quân trung tá, Tổng tham mưu trưởng, ông Léonce Reynaud Tổng Thanh ra cầu đường. Giám đốc cơ quan hải đăng. Kỹ sư cầu đường phụ trách điều hành hải đăng… Hôm nay là ngày hai mươi lăm, tháng ba, năm một ngàn tám trăm sáu mươi hai (25.3.1862) lúc 9 giờ sáng những người lao động thực hiện việc xây dựng hải đăng Vũng Tàu đã tham gia cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên cho công trình. Viên đá ấy nằm về góc phía Đông của tầng thứ hai của nền móng  và  chứa đựng một cái hộp bằng kẽm chứa hai bản sao, viết trên da thuộc biên bản này, hai miếng vàng và 5 miếng bạc mang niên hiệu Napoléon III. Làm tại Cap Saint Jacques ngày 25.3.1862. Đồng ký tên: Kỹ sư thuộc địa của Hải Quân phụ trách công trình Mauchard. Đốc công công trình Bruillé. Trưởng ban bảo trì Chambon. Thay mặt các động của quân đội, giám đốc công trường Baudoin chứng kiến và ký tên: Tổng thanh tra các cơ quan quân sự của Messageries Jules Girette. Phó thanh tra: P. Lecat. Kỹ sư Hải quân: Amdée Cazavan. Hạm trưởng: Brossard de Corbiguy. Chứng thực: Tổng tham mưu trưởng J. de La Vaissére.

Ngày 6.7.1862 đô đốc Bonard qui định lệ thu phí hải đăng. Kể từ ngày hải đăng hoạt động các tàu không kể quốc tịch phải trả lệ phí  bảo quản là 3 xu một tấn. Lệ phí này nạp ở Sài Gòn trong thời hạn 8 ngày từ ngày cập bến và chi trả một lần trong 1 năm cho một tàu hay một thuyền. Được miễn đóng lệ phí này đối với tàu chiến tất cả các quốc tịch tàu buôn chỉ ghé tạm và không thực hiện buôn bán tại chỗ, các bưu kiện từ Bắc, Nam và  các thuộc địa lân cận, các tàu do nhà nước thuê. Tuy nhiên khi rời bến có mang theo hàng hóa thì đóng một nửa.

Ngày 25.7.1862 Đô đốc Bonard ký lệnh giao nhiệm vụ cho các cấp thuộc quyền về việc khánh thành hải đăng Vũng Tàu như sau. Ngày 15.8.1962, vào buổi sáng, pháo hạm Forbin đến Vũng Tàu. Pháo hạm này phải kéo cờ từ sáng và bắn chào 21 phát đại bác. Hạm trưởng tàu Forbin hợp cùng kỹ sư thuộc địa  tổ chức khánh thành thật long trọng.

Tăng gấp đôi khẩu phần rượu vang và thêm một nửa ngày lương cho những người làm việc  và đội bảo vệ hải đăng. Vào mặt trời lặm khi hải đăng được thắp sáng tàu Forbin hạ cờ và bắn chào một lần nữa. Sau lễ chào cờ tàu Forpin sẽ làm mọi việc cần thiết để quan sát ngoài biển tác dụng của hải đăng. Ông Manin kỹ sư khí tượng sẽ hợp sức cùng hạm trưởng quan sát và làm báo cáo tất cả những gì liên quan đến việc đi biển của tàu thuyền cùng cách bảo quản hải đăng với nhân sự cần thiết.

Chiều hôm đó, sau lễ khánh thành công việc quan sát ngọn hải đăng được thực hiện ngay. Và ngày 29.8.1962 một bản báo cáo về việc quan sát ngọn hải đăng Vũng Tàu được gửi lên Đô đốc Bonard. Do ba người cùng đứng tên ký là L. monen, phó kỹ sư khí tượng, trưởng nhóm Simon, Trung tá hải quân, chỉ huy chiến hạm Forpin và là người viết bản báo cáo, Reboul Tổng tham mưu trưởng. Nội dung bản báo cáo như sau: Tuân lệnh của Đô đốc, chúng tôi thu thập được các chỉ dẫn hữu ích cho việc lưu thông thủy liên quan đến ngọn hải đăng cùng các vùng biển mà nó chiếu tới. Nhận xét đầu tiên ngay buổi chiều 25.8.1862 là khởi hành từ Vũng Tàu trên chiến hạm Forpin, lúc 8 giờ chiều, bầu trời trong suốt chúng tôi ra khơi theo hướng Nam một phần tư đông nam. Tới cách xa 33 dặm rưỡi thì ngọn hải đăng khuất sau chân trời. Trước đó một lát ánh sáng của nó còn rõ hoàn toàn. Chúng tôi theo dõi ngọn đèn trong các đêm sau trên con tàu cách xa 18 dặm về phía đông và đông đông nam. Với khoảng cách này ánh sáng của nó tuyệt diệu. Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều lần theo các chiều gió khác nhau để đi đến kết luận thuyết phục ấy. Việc xây dựng cột hải đăng thuần túy nghĩa là trụ tháp và ngọn đèn đã thực sự hoàn thành chỉ trừ một vài chi tiết không đáng kể của khung sườn và điều khiển trục. Cuối cùng kể từ ngày hôm nay công việc của ngọn hải đăng Vũng Tàu đã hoàn toàn đảm bảo và đưa vào hoạt động bình thường.

Đến ngày 25.4.1867 một thông báo của Tổng Tham mưu trưởng được công bố như sau: Tổng Tham mưu trưởng hân hạnh thông báo tới các vị thuyền trưởng tàu buôn biết rằng trong tương lai, một tín hiệu chuyến đi từ Sài Gòn sẽ báo cho hải đăng Vũng Tàu bằng quả bóng màu đen, màu trắng, màu đen và trắng. Khi có nhiều tàu cùng chờ tín hiệu từ Sài Gòn nhân viên phụ trách điện tín sẽ lần lượt thông báo cho thuyền trưởng thứ nhất biết sẽ được trả lời bằng tín hiệu một quả bóng trắng treo cao trên đỉnh cột cờ Thủ Ngữ (Sài Gòn), thuyền trưởng thứ 2 bằng một quả bóng màu đen, thuyền trưởng thứ 3 bằng một quả bóng màu đen và trắng, từ thuyền trưởng thứ tư trở đi lần lượt bằng các của bóng chồng lên nhau từng đôi một.

Ngọn đèn số 8 trên đầu cột cờ sẽ báo cho tàu đi lên Sài Gòn hay từ Sài Gòn đi xuống bởi một tín hiệu từ dưới đất. Ngọn đèn hoa tiêu sẽ vẫn dùng như trước để gọi một viên hoa tiêu. Cột hoa tiêu với ngọn đèn số 8 ở dưới có nghĩa là tàu chạy bằng hơi nước đã nhận thấy hiệu lệnh. Nếu ngọn đèn số 8 trên cột hoa tiêu cho biết  một chiếc tàu chạy thuyền buồm đã nhận thấy tín hiệu. Các tín hiệu ước lệ ấy sẽ được áp dụng từ ngày 15.5.1867 và được niêm yết tại thương cảng Sài Gòn.

Do báo cáo của Phó kỹ sư L. Menen ngày 29.5.1862, Thống soái Bonard mới thông báo cho tàu biết, qua các chi tiết sau: Cột hải đăng này thuộc loại hạng nhất, có đèn màu trắng và cố định. Tầm xa của ánh đèn  theo lý thuyết là 28 dặm. Qua thực nghiệm gặp trời tốt, tầm xa đến 33 dặm. Chiều cao của quả núi trên đó là 139 mét. Hải đăng cao 8 mét cộng chung 147 mét. Khoảng cách ánh xa từ đỉnh đồi có cột hải đăng đến điểm cực Nam của đảo là 710 mét, tọa độ của cột hải đăng là 10020’ 00” vĩ tuyến bắc và 104044’41” kinh tuyến đông Paris.

Nguyễn Đình Tư


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu