Cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện xây dựng hồ sơ di tích lịch sử văn hóa

(29/03/2019)

29Cải cách hành chính (CCHC) là kiện toàn tổ chức bộ máy, đề nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước đổi mới hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, công khai, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực, quản lý nhà nước. Thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tiếp tục hoàn thiện phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước, chế tài xử lý vi phạm được hoàn thiện hơn.

Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (VHTTDL) đã thường xuyên tiến hành rà soát các thủ tục hành chính về các lĩnh vực thuộc ngành văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình, từ đó loại bỏ dần các thủ tục rườm rà, giấy tờ không cần thiết, tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng luôn được quan tâm, thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo theo đúng tiến độ thời gian quy định.

Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính, nhằm kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hảnh chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

Việc thực hiện công tác này được quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, theo đó kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện, bao gồm các công việc sau: Đánh giá tác động thủ tục hành chính (về tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần thiết của thủ tục hành chính) và đánh giá các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;  Lấy ý kiến đối với quy định hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Thẩm định quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Công bố và công khai thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;  Rà soát, đánh giá và kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính.

        Với 47 di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có một di tích đặc biệt cấp quốc gia, 30 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh, là con số không lớn so với một số địa phương khác, nhưng trong nhiều năm qua, công tác quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang có nhiều bất cập, đòi hỏi địa phương phải khẩn trương có những giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của những di tích này.  Một số di tích bị xâm hại nghiêm trọng như di tích Ăng-ten Parabol – Viba trên Núi Lớn, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993, bị bao chiếm trong Khu du lịch văn hóa sinh thái Hồ Mây cáp treo TP Vũng Tàu. Bởi di tích này nằm trọn trong khu đất của dự án, di tích trận địa pháo cổ Sao Mai – Núi Lớn, vốn là tuyến phòng thủ do thực dân Pháp xây dựng từ thế kỷ XX, được bố trí ở các cao độ khác nhau, chia làm ba cụm, với hơn 20 khẩu pháo, gồm: Trận địa pháo Cầu Đá, trận địa pháo Núi Lớn và trận địa pháo Tao Phùng. Mặc dù đều là những di tích đã được xếp hạng, nhưng ngay cả người dân địa phương cũng khó “tiếp cận” được các di tích.. Đường đi thì nhỏ hẹp, gồ ghề, lại bị người dân hai bên đường lấn chiếm làm nơi sinh hoạt, tắm giặt, phơi tôm, cá…”. Hiện di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng. Điển hình như di tích trận địa pháo cổ Cầu Đá có nguy cơ bị “xóa sổ” bởi toàn bộ bốn khẩu pháo cổ cùng hệ thống giao thông hào đang bị các công trình xây dựng của người dân lấn chiếm. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND thành phố Vũng Tàu lập quy hoạch và đề xuất phương án khắc phục. Và để xử lý tình trạng di tích bị xâm hại này, không thể một sớm, một chiều thực hiện được. Từ thực trạng trên nhận thấy trong quá trình thực hiện thủ tục đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền (Khoản 1, Điều 10, Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009 có một số vướng mắc sau: Việc khoanh vùng di tích và giao đất cho chủ sở hữu di tích còn có thiếu đồng bộ của các ban ngành trong việc khoanh vùng, cắm mốc di tích. Do đất đai di tích không được phân định rõ ràng ( chưa có chứng nhận chủ quyền đất cho chủ sở hữu di tích) nên tình trạng tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai trong di tích chưa được giải quyết triệt để.  Để một công trình được vinh danh là một công trình di tích lịch sử văn hóa thì Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao của địa phương có di tích chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền (Khoản 1, Điều 10, Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa) . Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới (Khoản 1, Điều 30, Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung 2009).

Trong quá trình thực hiện quy trình hồ sơ xếp hạng di tích, việc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích được áp dụng theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Điều 13, 14 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 tháng 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá. Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tuy đã đầy đủ tính pháp lý nên quy định rõ hơn về thời gian cho từng cấp và các cơ quan liên quan trong việc xác nhận hồ sơ di tích. Về hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định 98/2010/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích; Lý lịch di tích;, Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;, Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50; Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;, Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;, Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán – Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;, Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;, Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại Khoản 12, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009. Với những sáng kiến về cải cách thủ tục được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực tế thì  có những kết quả như sau:Giảm được chi phí đi lại của cán bộ xây dựng hồ sơ di tích.Xác định, cắm mốc đất đai tích trong thời gian nhanh nhất vì thế di tích không bị xâm hại.Như vậy, trong công  tác cải cách hành chính, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính được Chính phủ xác định đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính. Mong rằng, với những quy định trên của Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung 2009 và Nghị định 98/2010/NĐ-CP.  và công cuộc cải cách thủ tục hành chính các công trình di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng sẽ phát huy giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc.


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu