Chào mừng 76 năm ngày di sản văn hóa Việt Nam( 23/11/1945 -23/11/2021)

(23/11/2021)

 Chúc mừng 76 năm ngày di sàn văn hóa Việt Nam(23/11/1945 – 23/11/2021)

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện”, đây là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như: Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”;  Đông Phương Bác cổ Học Viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, thay thế cho Pháp Quốc Viễn Đông Bác cổ Học viện bị bãi bỏ; Giữ nguyên các luật lệ về bảo tồn cổ tích đã có trước đây; Cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn; Chính phủ công nhận nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi tỉnh cho Đông Phương Bác cổ Học viện.Sắc lệnh số 65/SL tuy ngắn gọn, súc tích, nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.

Nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”.

Từ khi thành lập Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến nay công tác bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa trong tỉnh được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan ban ngành quan tâm, ủng hộ. Đến nay toàn tỉnh đã có 49 di tích lịch sử văn hóa được công nhận là di tích cấp quốc gia,cấp tỉnh, trong đó có 1 di tích Nhà tù Côn Đảo được công nhận là di tíchđặc biệt quốc gia. Nhiều di tích lịch sử được đầu tư, tôn tạo đón khách tham quan: di tích đặc biệtquốc gia Côn Đảo, kiến trúc nghệ thuật Bạch Dinh, Trận địa pháo và hầm thủy lôi núi Lớn, căn cứ Minh Đạm, Nhà lưu niệm, đền thờ nữ anh hùng Võ Thị Sáu, địa đạo Long Phước, Bến Lộc An – đường mòn Hồ Chí Minh trên biển… nhiều di tích được xã hội hóa trong công tác bảo vệ và trùng tu như: Dinh Cô (thị trấn Long Hải), Nhà Lớn Long Sơn, Đình thần Thắng Tam(thành phố Vũng Tàu)… Ngoài ra Bảo tàng tỉnh hiện đang bảo quản 72.717 hiện vật với nhiều loại hình phong phú, đa dạng: cổ vật, khảo cổ học, dân tộc học, trang sức, lịch sử tự nhiên, lịch sử kháng chiến… trong đó có hơn 3.000 tư liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu được trưng bày tại các chuyên đề. Hiện nay có 03 hiện vật(ba mặt nạ vàng được phát hiện tại di tích khảo cổ học Giồng Lớn (Long Sơn, thành phố Vũng Tàu) đang đề nghị Hội đồng quốc gia xét duyệt công nhận là bảo vật quốc gia.

Công tác tuyên truyền giới thiệu di sản văn hóa cũng được Bảo tàng tỉnh quan tâm. Năm 2020 trang Web của bảo tàng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã được nâng cấp, thường xuyên cập nhật tin tức, bài viết nghiên cứu, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn về các hoạt động của bảo tàng, phát huy di tích lịch sử văn hóa… đến với công chúng. Hiện nay số truy cập đã lên tớihơn 6,7 triệu người.

Ông Trần Anh Thiện, Phó giám đốc, thay mặt lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu  tặng quà kỷ niệm ngày di sản văn há Việt Nam 23/11 cho nhà sưu tập tư nhân Lê Kiên, thành phố Vũng Tàu

Nguyễn Tâm


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu