Tìm hiểu thống binh Hồ Qúi Thống tại đình thần Xuyên Mộc

(26/10/2019)

           Theo tỉnh lộ 55 hướng về khu du lịch suối nước nóng Bình Châu – Phước Bửu, qua thị trấn Bà Tô chừng 2 km, về phía bên phải là đình thần Xuyên Mộc. Nhìn từ xa đình thấp thoáng dưới tán cây đa sum suê cổ thụ, tọa lạc tại ấp Nhân Tâm, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

            Đình thần được dân làng Xuyên Mộc xây dựng vào năm 1893  đến nay trải qua nhiều lần di dời, trùng tu, sửa chữa. Di tích gồm đình thần và miếu Bà chúa Động Bô Bô. Kiến trúc đình gồm hai lớp nhà, tòa tiền tế và chánh điện, mới được trùng tu tôn tạo, xây bằng gạch, xi măng, mái lợp ngói. Tòa chánh điện chính giữa thờ có chữ Thần (Hán) màu vàng, trên nền sơn màu đỏ. Chữ Thần này tượng trưng cho thần Hoàng Thành Bổn Cảnh, là vị thần tối cao phù trợ cho dân làng. Hai bên là bàn thờ Tả ban liệt vị và Hữu ban liệt vị là những vị thần thân cận giúp việc cho Thần Thành Hoàng bổn cảnh. Nhân dân địa phương tôn kính ngài Hồ Quốc Thống, làm Thành Hoàng bổn cảnh. Theo dân làng kể lại cho biết ngài Hồ Quí Thông là vị tướng (giữ chức Thống binh thời Trung hưng chúa Nguyễn) khi cầm quân ra trận, ngài bị kẻ thù bắt được xử trảm. Thân mình ngài chôn ở Hồ Tràm (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc ngày nay), còn đầu bêu ở xã Long Tân (huyện Đất Đỏ). Sau khi mất ngài rất hiển linh. Tương truyền mỗi khi gió mát trăng thanh ngài thường hiện ra ngồi trên phiến dá cạnh mộ. Hình dáng ngài uy nghi, lẫm liệt. Tất cả các loại thú rừng không dám đến xâm phạm ngôi mộ ngài. Gần ngày giỗ chỉ có loài voi đến gần khu vực mộ để dọn cỏ. Ngài Hồ Quốc Thống có tên gọi khác là Thống binh Hồ Văn Quý tức là. Trong Đại Nam nhất thống chí, quốc sử quán triều Nguyễn mục Từ miếu tỉnh Biên Hòa cho biết tại thôn Phước Bửu, tổng Phước Hưng hạ, huyện Phước An có đền thờ Thống binh Hồ Văn Hiên. Hồ Văn Hiên là con thống binh Hồ Văn Quý ông có công mộ ba đội quân Bình Lâm, Tân Bình và Du Sơn chiếm đóng Thượng Sơn (Núi Kho) giữ vững vùng đất này giúp chúa Nguyễn Ánh. Khi Thống binh Hồ Văn Quý mất, con là Hồ Văn Hiên tập ấm, làm Thống binh, được phong Hiên ngọc hầu. Hồ Văn Hiên mất tại chức, hiển linh. Tháng 10, năm Minh Mạng thứ 19 (1838) án sát Biên Hòa là Phạm Duy Trinh huy động 500 dân binh đào vét sông Xích Lam (sông Ray) đêm nằm mộng thấy hiện về nên cho lập đền thờ tại thôn Phước Bửu (Xuyện  Mộc)…

            Tại đình thần Thạnh Mỹ, thị trấn Đất Đỏ, xã Long Tân (huyện Đất Đỏ), Đình thần Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc) cũng thờ ngài và tổ chức lễ kỳ yên. Hằng năm dân làng Xuyên Mộc tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày 16. 17 tháng 3 âm lịch. Lễ vật cúng thần gồm thịt, xôi, hương đèn, trà rượu, hoa quả…Ban lễ sinh cử một người Hương văn đọc văn tế nội dung mời các vị thần và tỏ lòng thành kính, biết ơn thần đã phù trợ cho dân làng bình yên, an khang trong suốt năm qua. Đội học trò lễ dâng các lễ vật cúng Thần Thành hoàng trong tiếng nhạc réo rắt, trầm bổng của Ban nhạc lễ … Sau khi cúng tế xong Ban tổ chức lễ hội kỳ yên mời bà con, các đại biểu, khách thập phương… cùng dự thụ hưởng lộc của thần…Vào buổi trưa và tối Ban tổ chức mời đoàn hát bội về biểu diễn với các tuồng tích cổ cho Thần và bà con đến thưởng thức…

             Đình Xuyên Mộc được xây dựng, bảo tồn với lễ hội truyền thống lâu đời hơn một trăm năm nay của nhân dân xã Xuyên Mộc. Đây là một trong những ngôi đình thần lâu đời trên địa bàn của huyện Xuyên Mộc, gắn liền với quá trình lịch sử và hình thành lớp dân cư người Việt tiên phong đầu tiên đất khai phá mở đất, dựng nên xóm ấp tại làng vào khoảng cuối thế kỷ XIX.

Vũ Ngọc


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu