Giành chính quyền cách mạng tháng Tám 1945 tại Bà Rịa -Vũng Tàu

(01/09/2021)

Giành chính quyền cách mạng tháng Tám 1945 tại Bà Rịa -Vũng Tàu

(Bảo tàng tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu)

Năm 1934 Chi bộ Cộng sản đầu tiên được ra đời tại làng chài Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu), từ đây quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu có Đảng cộng sản lãnh đạo phong trào cách mạng. Vượt qua nhiều thử thách gian nan Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh giành chính quyền vào tháng Tám 1945 thành công, một sự kiện cách mạng trọng đại, thực sự đổi đời cho từng số phận con người.  Nhân dịp kỷ niệm làn thứ 76 năm ngày cách mạng tháng Tám và 2-9-1945 – 2-9-2021) giới thiệu  dấu ấn sâu đậm về những ngày tháng sôi sục đầy khí thế của quân và dân ta với những di tích lịch sử tiêu biểu: Nhà tròn ở ngã tư đường cách mạng tháng Tám và đường 27/4 thành phố Bà Rịa, Nhà má Tám Nhung, đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, Nhà số 1 đường Ba cu, thành phố Vũng Tàu, Nhà chúa Đảo, huyện Côn Đảo… Những địa điểm này hiện nay trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng đặc biệt nơi ghi dấu những ngày giành chính quyền cách mạng.

Ngày 15-8 -1945 Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh, Trung ương Đảng đã quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào đã bầu ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Cụ Hồ Chí Minh đứng đầu.  Ở Bà Rịa – Vũng Tàu lính Nhật hoang mang  co cụm lại trong các trại tập trung, lo lắng về số phận của mình. Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng tại Chợ Đệm từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 8 năm 1945 đã quyết định khởi nghĩa tại Tân An (Long An), làm thí điểm và khẩn trương hợp đồng lực lượng chuẩn bị giành chính  quyền tại Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh. Hai đồng chí Huỳnh Văn Hớn và Dương Bạch Mai được cử về chỉ đạo giành chính quyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giành chính quyển ở Bà Rịa

Chi bộ Bà Rịa họp tại Long Điền quyết định sử dụng lực lượng thanh niên tiền phong tất cả các xã trong tỉnh có trang bị vũ khí thô sơ và huy động đồng bào toàn tỉnh. Ngày 24 tháng 8 năm 1945, anh Lê Văn Quang đưa lá cờ đỏ sao vàng từ Tổng bộ thanh niên Tiền phong ở Sài Gòn về Ủy ban khởi nghĩa của tinh, ngay sau đó lá cờ này được anh Trần Ngọc Anh treo trên nóc Nhà Tròn (Bà Rịa). Trước khi trời sáng Ủy ban khởi nghĩa huy động các cơ sở may tranh thủ may thêm cờ đỏ sao vàng ngay trong đêm để kịp phục vụ cuộc mít tinh giành chính quyền vào hôm sau. Lực lượng xung kích khẩn trương dựng khán đài và biểu ngữ luân phiên thức suốt đêm bố trí canh phòng cẩn mật địa điểm mít tinh tại khu vực Nhà Tròn, Bà Rịa. Rạng sáng ngày 25/8/1945 một vạn người hàng ngũ chỉnh tề, tập hợp dự lễ mít tinh tại Nhà Tròn. Đồng chí Dương Văn Xá đại diện Ủy ban Khởi nghĩa đến Tòa tham biện thông báo cho Tỉnh trưởng Lê Thành Tường, nhân dân Bà Rịa đã đồng tâm nổi dậy giành chính quyền, buộc Lê Thành Long trao toàn bộ ấn tín và hồ sơ cho cách mạng. Cùng lúc đó tiểu đội xung kích khác cùng đồng chí Lưu Văn Vầy đến gặp Sa to – Chỉ huy quân đội Nhật, yêu cầu quân Nhật không can thiêp vào công việc của người Việt Nam và binh lính Nhật không ra khỏi trại. Tại buổi lễ đồng chí Dương Văn Xá- thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong đọc bài diễn văn, thay mặt Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố nền độc lập thuộc về nhân dân Bà Rịa, Tỉnh trưởng Lê Thành Long đã xin từ chức, trao lại chính quyền cho nhân dân. Anh Huỳnh Công Vĩnh thay mặt cho lực lượng Thanh niên Tiền phong đọc lời tuyên thệ, suốt đời trung thành với Tổ quốc Việt Nam, nguyện bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do cho dân tộc. Sau buổi mít tinh Thanh niên tiền phong dẫn đầu các đoàn tuần hành quanh tỉnh lỵ, rồi tỏa về từng cơ sở để giành chính quyền. Tổ Thanh niên Tiền phong (Xóm Lưới, Bà Rịa) tổ chức lực lượng chiếm giữ Dinh Tỉnh Trưởng, kéo cờ đỏ sao vàng lên trên nóc dinh tỉnh trưởng, xác nhận độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Giành chính quyển ở Vũng Tàu: Nắm được tin tức vể cuộc tổng khởi nghĩa cả hai nhóm Việt Minh và Binh vận lập tức tổ chức Đoàn vô sản Vũng Tàu  tham gia mít tinh giành chính quyền ở Sài Gòn sáng 25-8-1945 sau đó nhận chỉ thị của Xứ ủy về tổ chức giành chính quyền ở Vũng Tàu. Đồng chí Nguyễn Lộc  phái viên của Xứ ủy được cử về giúp nhóm Việt Minh Vũng Tàu giành chính quyền. Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo bỏ tiền thuê chuyến xe đò từ Sài Gòn về Vũng Tàu ngay buổi chiều  25 tháng 8 năm 1945 trương biểu ngữ Đoàn vô sản Vũng Tàu, làm công tác tuyên truyền khởi nghĩa. Cuộc họp tối ngày 25 tháng 8 năm 1945 tại cơ sở nhà má Tám Nhung, đường Trần Xuân độ phường Thắng Nhì, Vũng Tàu dưới chân núi Lớn, đã đi đến quyết định thành lập khởi nghĩa Vũng Tàu thành phần gồm hai nhóm Việt Minh và Binh Vận. Ủy ban khởi nghĩa quyết định thành lập đội cảm tử quân cách mạng do đồng chí Lê Đình Y phụ trách. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban khởi nghĩa trong hai ngày 26, 27 tháng 8 năm 1945 đội có 40 thanh niên tham gia đội cảm tử quân cách mạng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo đã hiến cả gia tài để nuôi quân, mua vũ khí. Đội cảm cảm tử quân cách mạng  Vũng Tàu là lực lượng vũ trang nòng cốt đảm bảo thắng lợi cho cuộc mit tinh giành chính quyền ở Vũng Tàu. Theo hiệu triệu của Ban khởi nghĩa sáng ngày 28 tháng 8 năm 1945 hơn 4 000 đồng bào Vũng Tàu đã tập trung tại sân vận động Lam Sơn. Đôi cảm tử quân cách mạng làm nhiệm vụ bảo vệ  Ban khởi nghĩa. Thanh niên tiền phong các xã Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam cùng hưởng ứng tập hợp thành đội ngũ trong sân vận động. Đồng chí Dương Bạch Mai đã long trọng tuyên bố trước đồng bào từ giờ phút này chính quyền thực sự về tay nhân dân. Tỉnh trưởng Vũng Tàu Lâm Đình Huề bàn giao ấn tín và hồ sơ cho chính quyền cách mạng.

Giành chính quyền ở Côn Đảo: Sau khi làm đảo chính bọn Nhật tước vũ khí của binh lính, gác ngục Pháp chúng lập chúng lập chính quyền bù nhin, đưa tham tá Lê Văn Trà lên làm chúa đảo. Gác ngục Pháp làm quản trị nhà tù, dưới sự kiểm soát của tù thân Nhật. Ngày 25 tháng 8 năm 1945 bọn Nhật đưa tàu ra Côn Đảo chở những tên lính cuối cùng về đất liền. Bọn lính, gác ngục cũng được đưa về về Sài Gòn chờ bàn giao cho đồng minh. Côn Đảo chỉ còn trên 3000 tù nhân do Lê Văn Trà và khoảng 80 gác ngục. Đảng ủy Côn Đảo và Hội tù nhân Côn Đảo chủ trương đoàn kết các lực lượng tù nhân, giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình. Trước sức mạnh đoàn kết tranh đấu của tù nhân. Hội đồng liên hiệp quốc dân Côn Đảo được thành lập với đa số thành viên là tù chính trị. Vào những ngày cuối tháng Tám 1945 quyền lực thực tế trên đảo đã thuộc về những người cộng sản. Đảng ủy Côn Đảo đã tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng gọi là Đoàn phòng thủ Côn Lôn do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Đảo ủy làm Đoàn trưởng. Đoàn phòng thủ có 300 đội viên và 50 khẩu súng trường, súng lục tước được của địch. Một số đồng chí từng là du kích Bắc Sơn và số binh lính bảo an đã được cảm hóa làm công tác huấn luyện quân sự. Ban Tuyên huấn Đảo ủy biên soạn Chương trình Việt Minh, Chương trình quân sự và chính trị cơ bản để huấn luyện cho toàn thể tù chính trị Côn Đảo trước khi về đất liền. Ngay trong đêm 25 tháng 8 năm 1945 Xứ ủy Nam Kỳ đã quyết định phải lập tức giải phóng nhà tù Côn Đảo và tổ chức rước tù chính trị từ Côn Đảo trở về. Sau những nỗ lực vượt bậc đêm ngày 23/9/1945 tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc ghe bàu đã đưa 1800 tù chính trị về Sóc Trăng an toàn. Đoàn tù chính trị đặt chân lên đất liền cũng là lúc thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa chưa đượchưởng trọn một ngày độc lập thực sự, những người tù chính trị Côn Đảo đã biểu lộ quyết tâm kháng chiến và giao cho đồng chí Lê Văn Lương nguyên là Đảo ủy viên thảo bức điện gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng xin tình nguyện ở lại tham gia cuộc kháng chiến ở Côn Đảo.

Thắng lợi trọn vẹn của của cách mạng tháng Tám 1945 ở Bà Rịa Vũng Tàu xảy ra cùng thời điểm với sài Gòn và các địa phương ở Nam Bộ đã thể hiện sự chuẩn bị chu đáo trong quá trình lâu dài và kịp thời của phong trào cách mạng trên địa bàn của tỉnh, hòa chung phong trào trong cả nước. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành một sự kiện trọng đại mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam.

 


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu