Hoạt Động Chi Hội Sử Học Bảo Tàng Năm 2008
1. Kết quả hoạt động sử học:
Thời gian qua, Chi hội Sử học Bảo tàng chủ động tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng đơn vị công việc chuyên môn Bảo tàng. Chi hội tham gia các công việc :
– Mở Khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ “Sưu tầm và phát huy phòng truyền thống cơ sở” năm 2008, nhằm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý, sưu tầm hiện vật bổ sung trưng bày, phát huy phòng truyền thống, trang bị kiến thức chuyên môn cho 61 cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở xã, phường, thị trấn, các phòng văn hóa huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các chủ sở hữu di tích.
– Sưu tầm 148 tư liệu hiện vật, nhập kho cơ sở bảo tàng. Chỉnh lý 3 phòng trưng bày chuyên đề trong dịp tết, các ngày lễ lớn. Thường xuyên mở cửa phục vụ khách tham quan. Sưu tầm, triển lãm trên 80 hình ảnh phục vụ giải cờ vua trẻ thế giới tổ chức tại Vũng Tàu tháng 10/2008. Trưng bày bộ ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng tháng tám” truyên truyền, chào mừng 63 năm Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9.
– Chỉnh trang các phòng trưng bày và 3 di tích trọng điểm phục vụ cho giải cờ vua trẻ thế giới tổ chức tại Vũng Tàu tháng 10/2008.
– Phối hợp cùng Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học (Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ) khảo sát, thám sát khảo cổ học Di tích Đình thần Long Điền và Bàu Thành (huyện Long Điển).
– Nghiên cứu, biên soạn Dự án “Sưu tầm bổ sung hiện vật kho cơ sở Bảo tàng giai đoạn 2009 – 2013”. Thực hiện ấn phẩm bưu ảnh giới thiệu di tích Bạch Dinh. Lập Dự án “Điều tra, khai quật khảo cổ học khu vực nhà máy lọc dầu Long Sơn”.
– Biên tập dữ liệu Website được 160 trang thông tin, 70 hình ảnh minh họa cho các chuyên mục trang tin điện tử của Bảo tàng chuẩn bị đưa lên Internet. Biên soạn, xuất bản tập san “Di sản Văn hóa BR-VT” số 11 (2008). Tham gia biên tập, xuất bản Thông tin Khoa học Lịch sử số tháng 8/2008.
– Phối hợp xây dựng phương án trùng tu, phục dựng 2 giàn antenna cho di tích Antenna parabol Viba Núi Lớn.
– Thực hiện bàn giao hiện trạng cùng hồ sơ 15 di tích theo Quy chế phân cấp quản lý thuộc địa bàn thành phố Vũng Tàu, các huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, thị xã Bà Rịa cho cơ sở quản lý, sử dụng (31/37 di tích).
-Tiến hành khảo sát, xây dựng hồ sơ khoa học di tích đình Long Sơn (Vũng Tàu) và chùa Linh Sơn xã Phước Hội (Đất Đỏ). Phối hợp cùng Ban quản lý Dự án công trình giao thông, Công ty TNHH Cẩm Lũy, tham mưu cho Sở VHTT&DL di dời di tích Đồn Nhà máy nước (phục vụ mở rộng đường 30-4) thành phố Vũng Tàu.
– Giám sát lễ hội tại các di tích Dinh Cô, Nhà Lớn Long Sơn và đình Thắng Tam. Kiểm kê 380 hiện vật tại di tích Đình Thắng Tam.
– Trang trí, chỉnh trang di tích phục vụ tham quan trong dịp tết Mậu Tý, lễ 30/4, Quốc tế lao động 1/5, Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9.
2. Về Tổ chức Chi Hội :
Năm 2008 Chi hội Bảo tàng đã tích cực hoạt động, đạt nhiều kết quả trong nghiên cứu và truyền bá kiến thức lịch sử địa phương, cũng như quan hệ gắn bó với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh.
Hiện nay Chi hội Sử học Bảo tàng tỉnh có 25 Hội viên.
BCH Chi hội gồm 3 thành viên. Toàn thể Hội viên Chi hội đã được cấp thẻ.
3. Đánh giá nhận xét chung :
Trong năm 2008 Chi hội Sử học Bảo tàng đã hòan thành nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội Chi hội đã đề ra. Phối hợp cùng chính quyền phát động các phong trào thi đua, vận động hội viên tham gia đầy đủ với lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao trong các hoạt động sử học, góp phần hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị được giao. Đưa sự nghiệp bảo tồn bảo tàng, giáo dục truyền thống, gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng ổn định và phát triển. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và phát huy văn hóa truyền thống cho nhân dân địa phương.
– BCH Chi hội làm tốt chức năng nhiệm vụ, với sự ủng hộ tích cực của hội viên. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ và sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, đặc biệt sự quan tâm của thủ trưởng đơn vị. Họat động của các ủy viên BCH Chi hội nhiệt tình, chủ động hỗ trợ lẫn nhau trong các khâu công tác, làm tốt nhiệm vụ được giao.
Tồn tại : Họat động chi hội còn mang tính thụ động, nặng về chuyên môn, các phong trào chưa chú trọng về chiều sâu.
Chế độ tiền lương đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nhập thấp, đối với 60% là hợp đồng lao động. BCH Chi hội tuy có uy tín, năng lực nhưng hầu hết còn chưa đủ kinh nghiệm hoạt động. Những khó khăn nói trên ảnh hường không ít đến hoạt động của Chi hội
4. Phương hướng hoạt động 2009 :
– Hoàn thành đề tài khoa học “Nghiên cứu nghề truyền thống BR-VT”. Đề tài “Nghiên cứu biên soạn Đề cương Trưng bày Nhà Bảo tàng tỉnh”. Thực hiện đề tài khảo sát, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc Pháp ; Lễ hội Cầu ngư.
– Biên soạn tài liệu thuyết minh trưng bày chuyên đề và di tích. Xuất bản tập san “Di sản Văn hóa BR-VT” số 12 (2009).
– Xây dựng phòng tra cứu tư liệu, văn bản lưu trữ. Phần mềm tin học lưu trữ tài liệu lịch sử. Nâng cấp Website của Bảo tàng BRVT, định kỳ bổ sung tài liệu mới cho nội dung Web phong phú, hấp dẫn.
– Triển khai Dự án “Khảo sát, thám sát và sưu tầm hiện vật khảo cổ học vùng lòng hồ Sông Ray” ; Điều tra khảo sát địa điểm khảo cổ học ven sông Thị Vải.
– Chỉnh lý các phòng trưng bày chuyên đề.
– Duy tu bảo dưỡng, vệ sinh hiện vật ngoài trời tại các di tích. Tôn tạo, phục dựng, trưng bày đời sống thực (hình nhân –manequinne) tại địa đạo Long Phước.
– Quy hoạch khai thác phát huy hệ thống di tích. Trang trí các khu di tích trong tỉnh phục vụ các ngày lễ tết. Trao bằng công nhận di tích. Lập hồ sơ xếp hạng 2 di tích.
– Phát triển hội viên mới, thành lập 3 phân chi hội trực thuộc Chi hội Bảo tàng tỉnh