Tổng Kết Và Phương Hướng Hoạt Động Chi Hội Sử Học Bảo Tàng 2007 – 2011
Ngày 16 tháng 4 năm 2007, Ban chấp hành lâm thời Chi hội Sử học Bảo tàng tổng hợp Bà Rịa – Vũng Tàu đã họp và nhất trí đánh giá kết quả hoạt động 2003 – 2007 đồng thời đề ra định hướng công tác của nhiệm kỳ 2007 – 2011
I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Công tác tổ chức, hội viên
Chi hội Sử học Bảo tàng Tổng hợp tỉnh thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-HSH ngày 20/3/2003 của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm 6 thành viên công tác tại Bảo tàng :
01. Ông Hồ Khắc Bửu, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng – Chi hội trưởng
02. Ông Phạm Quang Minh, hiện là Phó Giám đốc Bảo tàng – Chi hội Phó
03. Ông Phạm Chí Thân, Giám đốc Bảo tàng
04. Ông Trần Văn Triêm, Phó Giám đốc Bảo tàng
05. Ông Đoàn Long An, hiện là Phó Phòng Quản lý Di tích
06. Bà Bùi Kim Khuê, CB Nghiệp vụ
Đến tháng 9/2003 ông Hồ Khắc Bửu chuyển công tác khác, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh chỉ định ông Phạm Quang Minh, Phó Giám đốc Bảo tàng làm Chi hội trưởng. Cuối năm 2005 Bà Bùi Kim Khuê chuyển công tác khác, Chi hội Bảo tàng còn lại 4 hội viên. Chi hội Bảo tàng đã tích cực hoạt động, đạt nhiều kết quả trong nghiên cứu và truyền bá kiến thức lịch sử địa phương, cũng như quan hệ gắn bó với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh. Tuy nhiên, do biến động về nhân sự, nên Chi hội chưa thể tổ chức đại hội.
Để củng cố lại tổ chức, ổn định hoạt động, Chi hội Sử học Bảo tàng tỉnh đề nghị và được Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Quyết định số 120/QĐ-HSH ngày 21/12/2006 về việc công nhận 14 hội viên mới, đồng thời chỉ định Ban chấp hành lâm thời Chi hội Bảo tàng gồm :
01. Ông Phạm Quang Minh- Chi hội trưởng
02. Ông Võ Anh- Chi hội phó
03. Ông Đoàn Long An- Ủy viên
Theo nguyện vọng của một số cán bộ nghiệp vụ và cộng tác viên của Bảo tàng tỉnh Chi hội tiếp tục đề nghị và được Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Quyết định số 148/QĐ-HSH ngày 20/03/2007 về việc công nhận 7 hội viên mới.
Hiện nay Chi hội Sử học Bảo tàng tỉnh có 25 Hội viên (4 HV kết nạp 2003, 14 HV kết nạp 2006, 7 HV kết nạp 2007) :
01. Ông Phạm Chí Thân – Giám đốc Bảo tàng
02. Ông Phạm Quang Minh – Phó Giám đốc Bảo tàng, Chi hội trưởng
03. Ông Võ Anh – Trưởng Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng, Phó chi hội trưởng
04. Ông Đoàn Long An – Phó Phòng Quản lý Di tích, Ủy viên BCH Chi hội
05. Ông Trần Văn Triêm – Phó Giám đốc Bảo tàng
06. Ông Nguyễn Kim Tương – Trưởng Phòng Quản lý Di tích
07. Ông Nguyễn Quyết Chiến – Phó Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng
08. Ông Nguyễn Văn Tâm – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
09. Bà Lê Thị Dung – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
10. Phùng Thị Hương – CB Nghiệp vụ Bảo tồn
11. Ông Nguyễn Thanh Liêm – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
12. Bà Trịnh Lan Hương – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
13. Bà Nguyễn Thị Minh Lan – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
14. Bà Đỗ Thị Đồng – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
15. Bà Vũ Thị Thanh Miền – CB Thuyết minh
16. Bà Bế Ngọc Nương – CB Thuyết minh
17. Bà Võ Mai Hoa – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
18. Ông Đặng Tiến Năm – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
19. Ông Nguyễn Văn Thoa – CB Nghiệp vụ Bảo tồn
20. Ông Phạm Quốc Phú – CB Nghiệp vụ Bảo tồn
21. Ông Nguyễn Thanh Nhân – Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính
22. Bà Luyện Thị Lý – CB Nghiệp vụ Bảo tàng
23. Ông Trần Anh Thiện – CB Nghiệp vụ Sở VHTT
24. Ông Thái Văn Cảnh – Hội trưởng Dinh Cô – Long Hải
25. Ông Trương Văn Khôi – Trưởng ban QLDT Đình Thắng Tam
2. Hoạt động sử học
Hoạt động trong đơn vị sự nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học; Giáo dục, phổ biến khoa học lịch sử, trong thời gian qua, Chi hội Sử học Bảo tàng chủ động tham mưu cho thủ trưởng đơn vị công việc chuyên môn, khoa học, phản biện lịch sử.
Ngoài việc hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, Chi hội còn tham gia các công việc : Trong chương trình nghiên cứu thời kỳ tiền sơ sử Bà Rịa – Vũng Tàu, đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Khảo cổ học tại TP.HCM tiến hành hàng chục đợt khảo sát, khai quật các di chỉ khảo cổ học tại Côn Đảo, Long Sơn, Tân Thành, Long Đất. Tổ chức khảo sát lập bản đồ các di chỉ khảo cổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Biên soạn Đề án “Nghiên cứu khai quật di chỉ khảo cổ học tại Bà Rịa – Vũng Tàu 2004 – 2010”. Kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ đã góp phần tái hiện đời sống vật chất và tinh thần, những hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của cộng đồng cư dân tiền sơ sử trên đất Bà Rịa – Vũng Tàu. Biên soạn “thông báo phát hiện mới khảo cổ học Bà Rịa- Vũng Tàu” báo cáo tại Hội nghị Khảo cổ học toàn quốc hàng năm. Xây dựng đề cương, makét trưng bày và thi công 45 phòng truyền thống cơ sở, 7 phòng trưng bày chuyên đề. Biên soạn Đề cương Chính trị và Đề cương Trưng bày Nhà Bảo tàng tỉnh (1.800 trang).
Tham gia giảng bài tại 4 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng cho cán bộ Văn hóa cơ sở. Hoàn thành biên tập, phát hành 5 số tạp chí “Di sản Văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu”. Thực hiện các đề tài khoa học “Di sản Hán Nôm trong Di tích LSVH Bà Rịa –Vũng Tàu”, “Nghiên cứu Nghề truyền thống Bà Rịa – Vũng Tàu”, “Nghiên cứu Lễ hội văn hóa dân gian Bà Rịa – Vũng Tàu”, “Nghiên cứu kiến trúc dân dụng cổ Bà Rịa – Vũng Tàu”. Biên soạn tài liệu thuyết minh các di tích và các phòng trưng bày chuyên đề, các bài viết khảo cứu về lịch sử của tỉnh, 3 bài tham luận tại Hội nghị “Thông báo phát hiện mới khảo cổ học năm 2006” do Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức. Hoàn thành hồ sơ Dự án “Điều tra, thám sát và sưu tầm khảo cổ học vùng lòng hồ Sông Ray, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”. Cung cấp tài liệu, khảo sát thực địa phục vụ Ban xây dựng Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Côn Đảo.
Chi hội đã nghiên cứu phát hành tài liệu thuyết minh tuyên truyền, giới thiệu nội dung các di tích lịch sử, góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ và khách du lịch.
Nhận xét chung : Trong nhiệm kỳ 2003 – 2007 Chi hội Sử học Bảo tàng Tổng hợp Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều biến đổi trong công tác tổ chức và hội viên. Tuy số lượng ít, song Chi hội đã chủ động tham gia nhiệt tình, trách nhiệm cao trong các họat động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao. Đưa sự nghiệp bảo tồn bảo tàng, giáo dục truyền thống, gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày càng ổn định và phát triển. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và phát huy văn hóa truyền thống cho nhân dân địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế trong tổ chức của Chi hội. Việc phát triển Hội viên, củng cố BCH Chi hội và tổ chức đại hội Chi hội lần I còn chậm. Họat động Chi hội còn thụ động, nặng về chuyên môn. Các thành viên của BCH Chi hội đều là kiêm nhiệm cho nên còn hạn chế về tổ chức và triển khai hoạt động.
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ 2007 – 2011
1. Công tác tổ chức, hội viên
Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chấp hành Chi hội. Xây dựng Quy chế hoạt động, định kỳ sinh hoạt của BCH và Chi hội.
Vận động hội viên tích cực tham gia các hoạt động của Chi hội và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và nội qui, qui định của đơn vị.
Phát triển Hội viên trong CBCC, LĐ đơn vị và cộng tác viên của Bảo tàng
2. Công tác sử học
Tiếp tục thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu nghề truyền thống Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đề tài “Nghiên cứu biên soạn Đề cương Trưng bày Nhà Bảo tàng tỉnh”. Biên soạn tài liệu thuyết minh trưng bày chuyên đề và di tích. Xuất bản tập san “Di sản Văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu” mỗi năm 1 số.
Xây dựng phòng tra cứu tư liệu, văn bản lưu trữ. Xây dựng phần mềm tin học lưu trữ tài liệu lịch sử. Định kỳ bổ sung tài liệu mới cho nội dung Website Bảo tàng. Nghiên cứu Sưu tầm hiện vật tư liệu hóa nghề thủ công truyền thống.
Triển khai Dự án “Khảo sát, thám sát và sưu tầm hiện vật khảo cổ học vùng lòng hồ Sông Ray”, Dự án Hợp tác xây dựng Bảo tàng Vũ khí cổ tại Di tích Trận địa pháo cổ Sao Mai.
Trang trí các khu di tích trong tỉnh phục vụ các ngày lễ tết trọng tâm. Kẻ vẽ bia biển chỉ dẫn, trao bằng công nhận di tích. Lập hồ sơ xếp hạng di tích. Bảo quản, tu sửa thường xuyên các di tích. Biên soạn in ấn và phát hành ấn phẩm văn hóa giới thiệu các di tích LSVH.
3. Công tác khác
Trong những năm 2007 – 2011, với nhiều chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn mà Bảo tàng tỉnh BR-VT có trách nhiệm tham gia, Chi hội Sử học xác định đó cũng là những chỉ tiêu để tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ. Đăng ký thực hiện 2 – 3 công trình thi đua chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, chào mừng ngày thống nhất đất nước 30/4, kỷ niệm ngày 19/8 và quốc khánh 2/9, ngày Di sản Văn hóa.
Quan tâm thường xuyên đến hoạt động của Chi hội và Hội viên, kịp thời ngăn chặn những sai sót trong thực hiện Điều lệ Hội KHLS Việt Nam. Kiến nghị với chính quyền chăm lo đến lợi ích chính đáng và nghĩa vụ của Hội viên.
Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh họat của BCH Chi hội theo tháng, quý. Nhằm triển khai các họat động thường xuyên. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề đối với Hội KHLS Tỉnh./.